Cấu tạo hệ thống lái cơ thường ô tô

Loại trục vít-thanh răng

1. Cấu tạo

Trục vít tại đầu thấp hơn của trục lái chính ăn khớp với thanh răng. Khi vô lăng quay thì trục vít quay làm cho thanh răng chuyển động sang trái hoặc phải.

Chuyển động của thanh răng được truyền tới các đòn cam lái thông qua các đầu của thanh răng và các đầu của thanh nối. 

2. Các đặc điểm

 Cấu tạo, đơn giản và gọn nhẹ. Do hộp truyền động nhỏ nên thanh răng đóng vai trò thanh dẫn động lái.

 Các răng ăn khớp trực tiếp nên độ nhạy của cơ cấu lái rất chắc chắn.

  Ít quay trượt và ít sức cản quay, và việc truyền mô - men tốt hơn vì vậy lái nhẹ.

 Cụm cơ cấu lái hoàn toàn kín nên không cần phải bảo dưỡng.

Loại bi tuần hoàn

1. Cấu tạo

Các rãnh hình xoắn ốc được cắt trên trục vít và đai ốc bi và các viên bi thép chuyển động lăn trong rãnh trục vít và rãnh đai ốc. Cạnh của đai ốc bi có răng để ăn khớp với các răng trên trục rẻ quạt.

2. Các đặc điểm

 Do bề mặt tiếp xúc lăn của các viên bi truyền chuyển động quay của trục lái chính nên lực ma sát trượt của đai ốc rất nhỏ.

 Cấu tạo này có thể chịu được phụ tải lớn.

 Sức cản trượt nhỏ do ma sát giữa trục vít và trục rẻ quạt cũng nhỏ nhờ có các viên bi.

 Góc hoạt động rộng.

Thanh dẫn động lái

1. Mô tả

Thanh dẫn động lái là sự kết hợp giữa các thanh nối và tay đòn để truyền chuyển động của cơ cấu lái tới các bánh xe trái và phải.

Thanh dẫn động lái phải truyền chính xác chuyển động của vô lăng lên các bánh trước khi chúng chuyển động lên xuống trong khi xe chạy.

Có nhiều loại thanh dẫn động lái và kết cấu khớp nối được thiết kế để thực hiện yêu cầu này.

2. Cấu tạo

Hệ dẫn động lái gồm các bộ phận sau. 

(1) Thanh nối

(2) Đầu thanh nối

(3) Đòn cam lái

(4) Đòn quay (loại bi tuần hoàn)

(5) Thanh ngang (loại bi tuần hoàn)

(6) Cam lái (loại bi tuần hoàn)

(7) Tay đòn trung gian (loại bi tuần hoàn)

(8) Thanh kéo (loại bi tuần hoàn) 


Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.