Cấu tạo hệ thống treo ô tô

 Hệ Thống Treo

Hệ thống treo nối các bánh xe với thân xe hay khung xe để đỡ lấy xe. 

•Nâng cao tính êm dịu bằng việc giảmchấn động từ mặt đườngtruyền qua lốp. 

•Đảm bảo tính ổn định chuyển động. 

 A Hệ thống treo trước 

 B Hệ thống treo sau 

1 Loại dầm xoắn

2 Loại 4 thanh nối

3 Loại lò xo lá (nhíp) 

4 Hệ thống treo độc lập

1 Lò xo

2 Giảm chấn

3 Thanh ổn định

4 Khớp cầu

Các loại lò xo

Chức năng của lò xo là hấp thụ chấn động từ mặt đường và giảm rung động truyền đến thân xe.

1 Lò xo trụ

2 Lò xo lá (nhíp)

3 Lò xo loại thanh xoắn

Giảm Chấn

Giảm chấn hạn chế sự chuyển động của lò xo bằng lực cản của dầu chảy qua một khe tiết lưu trong píttông. Chúng cũng hấp thụ rung động của thân xe và mang lại tính êm dịu chuyển động. 

1 Píttông 

2 Van 

3 Lỗ tiết lưu 

4 Lò xo 

5 Giảm chấn

Các loại giảm chấn

Giảm chấn được phân loại dựa vào hoạt động, cấu tạo và môi chất làm việc của chúng.

A Phân loại theo hoạt động

B Phân loại theo cấu tạo

C Phân loại theo môi chất làm việc

Khớp Cầu 

Khớp cầu chịu tải trọng theo phương thẳng đứng cũng như phương ngang, và cũng có tác dụng như một tâm quay cho khớp lái khi quay vô lăng.

1 Chốt 

2 Cao su chắn bụi 

3 Đế khớp cầu 

4 Thân 

5 Giảm chấn cao su

Thanh Ổn Định

Khi xe quay vòng, nó nghiêng ra ngoài do lực ly tâm. Thanh ổn định điều khiển việc này bằng lực xoắn của lò xo, và giữ cho lốp bám xuống mặt đường. Nó cũng hoạt động nếu các lốp xe ở một bên chạy qua những bề mặt có độ cao khác nhau. 

Khi xe bị nghiêng và lốp xe bị chìm xuống một phía, thanh ổn định bị xoắn lại và có tác dụng như một lò xo, nó nâng lốp xe (thân xe) ở phía bị chìm lên phía trên. 

Trong trường hợp các lốp xe bị chìm cả hai bên bằng nhau, thì thanh ổn định không hoạt động như chức năng của lò xo vì nó không bị xoắn. 

1 Thanh ổn định

Các Loại Hệ Thống Treo

Có 2 loại hệ thống treo, tuỳ theo cách đỡ các bánh xe

Hệ thống treo phụ thuộc

Cả 2 bánh xe đều được nối với một cầu xe, cầu xe được lắp lên thân xe qua lò xo.

 Do cả bánh xe và cầu xe chuyển động theo phương thẳng đứng cùng với nhau, sự chuyển động của bánh xe bị ảnh hưởng lẫn nhau. Loại hệ thống treo này có cấu tạo đơn giản và cứng vững.

A Loại dầm xoắn

B Loại 4 thanh nối

C Loại lò xo lá (nhíp)

Hệ thống treo độc lập

Mỗi bánh xe được đỡ bởi một đòn treo độc lập, được lắp lên thân xe qua một lò xo. Loại hệ thống treo này có thể hấp thụ có hiệu quả độ nhấp nhô của mặt đường xấu và mang lại tính êm dịu chuyển động cao do từng bánh xe chuyển động lên xuống độc lập so với các bánh xe khác.

A Loại thanh giằng macpheson

B Loại hình thang

C Loại đòn treo bán dọc

THAM KHẢO:

Hệ thống treo khí 
Dùng đệm không khí nhờ vào tính đàn hồi của không khí, thay cho lò xo thép. Hấp thụ được những rung động nhỏ và mang lại tính êm dịu chuyển động tốt hơn, do lợi dụng tính chất đàn hồi của không khí khi bị nén lại. 
Do có một máy tính làm thay đổi áp suất và thể tích không khí tuỳ theo điều kiện lái xe, độ êm dịu của đệm và chiều cao của chúng (có nghĩa là chiều cao xe) có thể thay đổi được. 
1 Đệm không khí 
2 Buồng khí phụ 
3 Buồng khí chính 
4 Màng di động 
5 Máy nén 
LƯU Ý: 
Cũng còn có một loại hệ thống treo khác tên là "AHC" (Hệ thống treo điều khiển độ cao chủ động), nó dùng áp suất thuỷ lực để điều chỉnh độ cao xe.
Góc Đặt Bánh Xe
Để ổn định chuyển động, xe ôtô phải có tính năng chuyển động thẳng tốt và tính năng quay vòng khi xe đi vào vòng cua.
Do đó, các bánh xe phải được lắp với một góc nhất định so với mặt đường và hệ thống treo cho từng mục đích cụ thể. Các góc này được gọi là góc đặt bánh xe.
A Góc Camber
B Góc Kingpin
C Góc Caster
D Bán kính quay vòng
E Độ chụm (chụm trong và chụm ngoài)

LƯU Ý: 
Cả các bánh xe trước và sau đều có góc đặt, trừ các bánh xe của cầu xe trên xe FR có hệ thống treo phụ thuộc phía sau.   

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.