Chức năng của tụ điện
Nguyên lý tụ điện
Một tụ điện có các điện cực, gồm có 2 tấm kim loại hoặc các màng kim loại đối diện với nhau. Chất cách điện (hoặc chất điện môi), có thể làm bằng các kim loại khác nhau, được đặt giữa các điện cực. Trong sơ đồ này, không khí có tác dụng như chất cách điện.
Khi đặt điện áp vào cả 2 điện cực bằng cách nối các cực âm và dương của một ắc quy, các điện cực đối diện sẽ mang điện dương và âm. Các điện tích sẽ không thay đổi kể cả sau khi nguồn điện đã được ngắt ra, khi đó tụ điện có tác dụng tích điện. Khi các điện cực của một tụ điện tích điện bị đoản mạch, sẽ có một dòng điện tức thời, và dòng điện tích lại sẽ trở thành trung hòa và mất đi. Vì vậy tụ điện này được phóng điện.
Ngoài chức năng tích điện mô tả trên đây, một đặc điểm đáng kể của một tụ điện là nó ngăn không cho dòng điện một chiều chạy qua.
Dưới đây là các thí dụ về các mạch điện sử dụng chức năng tích điện của tụ điện: Mạch điều chỉnh đối với nguồn điện, một dòng điện dự phòng cho bộ vi sử lý, và một mạch định thời sử dụng lượng thời gian cần thiết để nạp và phóng điện cho tụ điện. Cũng như vậy các dòng điện sử dụng đặc điểm của tụ điện để ngắt dòng điện một chiều là các bộ lọc để trích hoặc loại bỏ các thành phần cụ thể của tần số.
Bằng cách dùng các đặc điểm này, các tụ điện được sử dụng trong các mạch điện của ô tô cho nhiều mục đích, chẳng hạn như để loại trừ tiếng ồn hoặc thay thế cho nguồn điện hoặc một công tắc.
Các đặc điểm tích điện của tụ điện
Khi đặt một điện áp của dòng điện một chiều vào tụ điện đã phóng điện hoàn toàn, dòng điện sẽ bắt đầu chạy ở một tốc độ nhanh. Sau khi tụ điện bắt đầu tích điện, dòng điện sẽ giảm xuống. Cuối cùng, khi dung lượng tĩnh điện (khả năng tích điện của tụ điện) của tụ điện đã đạt được, dòng điện sẽ dừng chạy. Điện áp của tụ điện ở thời điểm này bằng điện áp đặt.
Không có nhận xét nào: